
Rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình (tên tiếng Anh: Vestibular Disorders) chỉ rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó. Trong trường hợp bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai…
Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, gồm có hai phần, mỗi phần đảm nhận chức năng riêng:
- Thần kinh ốc tai: chức năng cảm giác thính giác
- Thần kinh tiền đình: chức năng cảm giác thăng bằng
Điều trị rối loạn tiền đình bằng các thói quen khoa học
Người bệnh nên duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học sau đây nên được duy trì kết hợp với sử dụng thuốc cho hiệu quả điều trị bền vững:
- Tập luyện thể dục mỗi ngày: Nên tập các động tác nhẹ nhàng bao gồm đi bộ, đạp xe, tập yoga và dưỡng sinh.
- Các bài tập chữa rối loạn tiền đình: Các bài tập dành riêng cho mắt, đầu và toàn thân cải thiện nhanh triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu.
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Không đứng lên hoặc ngồi xuống quá đột ngột vì tình trạng giữ thăng bằng kém sẽ gây chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
- Để gối cao vừa phải khi ngủ: Giúp máu có thể tuần hoàn tốt hơn, tránh tình trạng nghẽn tĩnh mạch gây thiếu oxy gây khó thở, xây xẩm mặt mày.
- Sinh hoạt điều độ: Ngủ đúng đủ giấc, ăn uống khoa học, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, xảy ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt.
- Kiêng ngồi quá lâu: Cứ khoảng 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi hướng nhìn để tránh gây căng thẳng cho thần kinh
Nếu thấy chóng mặt, mất thăng bằng, căng thẳng hoặc không đứng vững, phải dừng tất cả các hoạt động đang làm, nghỉ ngơi tại chỗ.
Xem ngay: Địa chỉ bán mắm sạch uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam
Chế độ ăn uống khoa học
Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin thiết yếu hàng ngày cho cơ thể.
Thực phẩm giàu chất xơ: Gồm các loại rau có màu xanh đậm và hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch như bông cải xanh, đậu bắp, cải bó xôi, súp lơ, bí ngô, cà chua, cam, chanh, quýt, bưởi.
Thực phẩm giàu các vitamin thiết yếu: Hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khắc phục tình trạng xơ cứng tai. Chính vì vậy, khi điều trị bệnh bạn nên tăng cường những vitamin:
- Axit folic (vitamin B3): Tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình, gồm rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, lạc.
- Vitamin B6: Có trong các loại thực phẩm như thịt gà, cá, các loại trái cây như chuối, táo, quả bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân và các loại ngũ cốc.
- Vitamin C: Các loại trái cây có vị chua như cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa và các loại rau quả.
- Vitamin D: Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc và các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành…).
Lưu ý: Tránh dùng các thực phẩm có chứa các chất kích thích và chất kém lành mạnh như:
- Caffeine: làm tăng nguy cơ mắc chứng ù tai ở người bệnh
- Rượu, bia: gây ra các cơn đau đầu
- Nicotine có trong thuốc lá: làm giảm lượng máu cung cấp đến tai
- Chất béo: như mỡ động vật, kem bơ, sữa dừa, bánh kem… dễ gây ra tình trạng tắc tĩnh mạch và khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh
Xem thêm: Cách thải độc gan đơn giản, dễ làm tại nhà