Một trong những chi tiết quan trọng của nghề làm nước mắm truyền thống là lựa chọn cái/cách đựng nguyên liệu trong quá trình ủ mắm. Thường thấy, có hai cách: hoặc đựng trong thùng tôn to ghép bằng các mảnh gỗ trên rừng và được quấn đai bằng sợi dây mây bền chắc có hạn sử dung từ vài chục đến hàng trăm năm. Ưu điểm của loại thùng đựng này là chứa được nhiều cá và cho ra nhiều nước mắm cốt (tùy loại to nhỏ, nhưng loại to có thể chứa đến 17m3/ thùng). Nhưng nhược điểm là không phơi nắng được (do nặng và phải cố định ủ trong nhà) nên sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, độ ngấu (chín) và màu sắc của mắm!
Cách thứ 2 là muối cá trong những chiếc lu sành. Ưu điểm là có thể muối ở ngoài trời, đêm lạnh, ngày hấp thụ nhiệt tốt, cá sẽ ngấu và dễ “thở” hơn, màu cánh gián đẹp hơn. Lu làm bằng đất sét, qua quá trình nung đã hầu như loại bỏ hoàn toàn các chất hoá học, không làm ảnh hưởng đến chất lượng mắm. Với các lưới lỗ thoáng siêu siêu nhỏ giữa các phân tử đất sét liên kết nhau, không khí vẫn được thông thoáng theo một cách nào đó, dễ thở và dễ trao đổi nhiệt độ hơn với môi trường bên ngoài. Nhược điểm là khả năng đựng ít (trên dưới 1000 lít/lu). Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng việc tăng số lượng lu đựng. Mà thế, bảo sao các chủ vựa nước mắm toàn bị phải làm địa chủ đất!!!Nước mắm Mười Mai được ủ trong những chiếc lu sành chuẩn sành điệu và tinh tế. Mà vùng Phan Thiết còn định danh bằng một cái tên cũng hấp dẫn như tên gọi – Lu Dzú. Chắc cái nắp khum khum như hình cái vú chăng? Nóng hết cả người!!!Bảo sao nhà cháu ngày càng say mê buôn mắm đến vậy!!!